Tác dụng chữa bệnh tiểu đường của khổ qua rừng
Khổ qua rừng, còn gọi là mướp đắng rừng, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đông y, mướp đắng rừng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng.
Theo y học hiện đại, khổ qua rừng, mướp đắng rừng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Ngoài ra, mướp đắng còn có các tác dụng dược lý sau:
- Khổ qua rừng giúp chống các gốc tự do, là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, bệnh tiểu đường...
- Khổ qua rừng tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose trong dạ dày.
- Khổ qua rừng không chỉ có thể ảnh hưởng đến các kênh vận chuyển glucose, mà còn làm giảm vận chuyển glucose vào máu. Hiệu ứng này là quan trọng để điều trị cả hai loại bệnh nhân tiểu đường tuyp I - II và giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu cao sau bữa ăn. Đó là lý do tại sao chúng ta được khuyên dùng trà khổ qua rừng ngay sau ăn.
Khổ qua rừng mọc tự nhiên ở nhiều vùng rừng núi nước ta. Theo y học cổ truyền, khổ qua rừng có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, trừ phiền, trừ đờm, cắt cơn ho trong bệnh phổi...
Tuy nhiên, kích thước, kết cấu và cay đắng của nó khác nhau so sinh trưởng ở các vùng khác nhau nhưng đặc tính chúng là nó rất giàu vitamin và khoáng chất quan trọng.
Nhân dân ta từ lâu đã lấy ngọn, lá non khổ qua rừng làm rau ăn, toàn thân rễ lá làm thuốc trấn ban cho phụ nữ thời kỳ sinh nở. Nước sắc dây khổ qua rừng có tác dụng giải độc, dùng phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sẩy thai.
Khổ qua rừng có thể dùng cả dây, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Riêng quả khổ qua rừng được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ và giúp ổn định đường huyết rất tốt.
Khổ qua – mướp đắng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?
Ngoài việc là một thành phần thực phẩm, mướp đắng cũng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc thảo dược cho một loạt các bệnh trong đó có bệnh tiểu đường tuýp 2.
Loại trái cây có chứa ít nhất ba hoạt chất với những đặc tính chống bệnh tiểu đường, trong đó có charantin, đã được xác nhận là có tác dụng hạ đường huyết trong máu, vicine và một hợp chất tương tự insulin được gọi là polypeptide-p.
Những chất này có thể làm việc độc lập hoặc cùng nhau để giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Ngoài ra, khổ qua - mướp đắng có chứa một lectin làm giảm nồng độ đường trong máu bằng cách tác động vào các mô ngoại vi và ức chế sự thèm ăn - tương tự như tác dụng của insulin trong não.
Lectin này được cho là một yếu tố chính đằng sau tác dụng hạ đường huyết mà phát triển sau khi ăn mướp đắng.
Tháng Giêng 2011, kết quả của một thử nghiệm lâm sàng trong bốn tuần đã được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology, trong đó cho thấy một liều 2.000 chiết xuất của mướp đắng dùng hàng ngày làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường type 2, mặc dù ảnh hưởng hạ đường huyết ít hơn một liều 1.000 mg / ngày của metformin.
Một nghiên cứu trước đó khác cũng đã cho thấy một mối liên hệ giữa mướp đắng và khả năng cải thiện kiểm soát đường huyết, trong khi một báo cáo được công bố trên Tạp chí “Hóa học và Sinh học” số ra tháng 3 2008, phát hiện ra rằng mướp đắng tăng sự hấp thu glucose của tế bào và cải thiện dung nạp glucose.
Bệnh tiểu đường rất phức tạp, người bệnh phải sống chung với nó suốt đời, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh này có thể dùng thử thuốc nam (như khổ qua rừng, dứa, nụ vối hay vài loại thuốc khác) nhưng phải có bác sĩ chuyên khoa về tiểu đường theo dõi định kỳ, kiểm tra đường huyết. Nếu dùng thuốc nam không hiệu quả, phải sử dụng thuốc tây để kéo giảm đường huyết, sau đó dùng thuốc nam điều trị hỗ trợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét